Chi phí mở tuyến xe khách là yếu tố quan trọng nhất mà ai cũng cần phải biết nếu đang có ý định kinh doanh loại hình này. Vậy chi phí để mở và duy trì tuyến xe khách là bao nhiêu? Cùng CachKiemTienLoi.com tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.
Mục Lục
Ai được phép mở tuyến xe khách?
Mở tuyến xe khách là loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định. Kể từ tháng 9/2022, pháp luật quy định chỉ những đối tượng sau đây mới được phép kinh doanh trong lĩnh vực này:
- Doanh nghiệp
- Hợp tác xã
Và bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, loại hình kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định. Cụ thể như thế nào sẽ được chia sẻ ở nội dung tiếp theo của bải viết.
Chi phí mở tuyến xe khách
Chi phí mở tuyến xe khách thường khá cao so với các loại hình kinih doanh dịch vụ khác. Dưới đây là chi phí mọi người có thể tham khảo khi có ý định mở tuyến xe khách:
- Chi phí thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã: Doanh nghiệp sẽ tùy vào quy mô sẽ có chi phí khác nhau, còn đối với hợp tác xã khoảng từ 10 – 15 triệu VNĐ
- Chi phí cấp giấy phép kinh danh
- Chi phí mua hoặc thuê xe khách đưa vào hoạt động. Lưu ý xe phải đảm bảo điều kiện là có số ngày xe tốt từ 110% số ngày xe vận doanh theo phương án kinh doanh
- Chi phí nhân lực bao gồm: Tài xế, phụ xe, nhân viên vệ sinh,…
- Chi phí về cơ sở vật chất trong xe
Đây là các khoản chi phí mở tuyến xe khách cơ bản nhất. Con số cụ thể sẽ dựa vào nhiêu yếu tố theo phương án kinh doanh của bạn. Tuy nhiên nhìn chung thì chi phí để kinh doanh loại hình vận tải này khá cao, hơn nữa chi phí để duy trì nó cũng rất lớn. Đây chính là lý do khiến nhiều doanh nghiệp lao đao khi không đủ vốn để trụ.
>> Tham khảo thêm: Kinh doanh trạm sạc xe điện: Chi phí đầu tư, Quy định 2023
Thủ tục mở tuyến xe khách
Việc mở tuyến xe khách để kinh doanh là không hề dễ dàng. Dưới đây là hồ sơ cần thiết và thủ tục để mở tuyến xe khách bằng ô tô theo tuyến cố định:
Hồ sơ đăng ký mở tuyến xe khách
Hồ sơ để đăng ký mở tuyến xe khách bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- Giấy chứng nhận đnăg ký doanh nghiệp, hợp tác xã (bản sao có công chứng)
- Chứng chỉ, văn bằng của người điều hành vận tải
- Phương án kinh doanh (PL3, thông tư 63/2014/TT-BGTVT
- Danh sách xe và bản sao hợp lệ của giấy đăng ký xe
- Trường hợp xe thuê phải cung cấp thêm bản sao hợp đồng thuê tài chính, thuê tài sản,… theo quy định
- Bản nghiệm thu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe khách
Trong trường hợp bạn khai thác thêm tuyến xe thì cần hồ sơ sau:
- Biên bản thống nhất giữa bến xe hai đầu tuyến với doanh nghiệp, hợp tác xã (bản sao) về giờ giờ xe xuất bến theo quy định
- Đơn đăng ký khai thác tuyến xe theo mẫu được quy định tại Phụ lục III Nghị định 10/2020/NĐ-CP.
Doanh nghiệp, hợp tác xã gửi 1 bộ hồ sơ đăng ký mở tuyến xe khách về Sở giao thông vận tải. Lưu ý Sở giao thông vận tải là nơi cấp giấy phép kinh doanh cho đơn vị trên hệ thống dịch vụ công của Bộ giao thông vận tải.
Quy trình đăng ký mở tuyến xe khách
Để đăng ký mở tuyến xe khách mọi người có thể tham khảo quy trình sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ theo quy định
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng quản lý vận tải và phương tiện – Sở giao thông vận tải
Bước 3: Trong vòng 3 ngày làm việc, Sở giao thông vận tải sẽ kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ có vấn đề cần sửa đổi bổ sung thì nơi tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo trên hệ thống dịch vụ công
Bước 2: Trong vòng 2 ngày sau khi nhận được thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ thì doanh nghiệp/ hợp tác xã cần phải hoàn thiện và cập nhật trực tiếp lên hệ thống dịch vụ công.
Bước 3: Trong vòng 3 ngày làm việc sau khi đã nhận hồ sơ bổ sung, Sở giao thông vận tải sẽ ban hành Thông báo đăng ký khai thác tuyến thành công, đồng thời thông tin này cũng được cập nhật trên hệ thống dịch vụ công gửi doanh nghiệp
>> Tham khảo thêm: Top 10 App vay tiền lần đầu KHÔNG lãi suất và MIỄN chi phí
Yêu cầu chung về xe khi mở tuyến xe khách
Căn cứ vào nghị định 86/2014/NĐ-CP, dưới đây là các quy định về yêu cầu chung của xe khi đưa vào kinh doanh vận tải hành khách:
- Phương tiện xe phải đmả bảo vè số lượng và chất lượng đúng theo hình thức kinh doanh đã đăng kí
- Phương tiện vận tải đúng số lượng đã được duyệt theo phương án kinh doanh
- Có giấy tờ chứng minh các phương tiện thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, hoặc quyền sở hữu hợp pháp (yêu cầu phải có hợp đồng với bên cho thuê)
- Xe đảm bảo an toàn và được gắn thiết bị giám sát hành trình di chuyển
Khó khăn khi kinh doanh xe khách
Việc kinh doanh xe khách, xe giường nằm chưa bao giờ là dễ dàng ngay từ nhưng ngày đầu tiên đưa vào hoạt động đã có khá nhiều khó khăn, đòi hỏi chủ doanh nghiệp vài vững vàng vượt qua giai đoạn đó. Dưới đây là những khó khăn thường gặp của loại hình kinh doanh xe khách:
- Vốn đầu tư ban đầu như mua xe, bảo dưỡng, cơ sở hạ tầng rất lớn
- Phụ thuộc vào nhu cầu đi lại của người dân và điều kiện thời tiết. Lấy ví dụ trong đợt dịch Covid, ngành vận tải hành khách chịu ảnh hưởng một cách nặng nề.
- Bị ảnh hưởng bởi giá nhiên liệu khi xăng dầu ngày càng lên giá và không có dấu hiệu giảm. Nhiều chủ nhà xe cho rằng chi phí 1 chuyến xe lên đến 50 triệu, trong đó tiền xăng dầu đã là 30 triệu
- Canh tranh khốc liệt với các hãng xe dịch vụ, xe khách khác
- Chi phí bảo dưỡng xe không hề thấp
- Ngoài ra, thái độ phục vụ của nhân viên nhà xe cũng là yếu tố quyết định có giữ được chân khách hay không. Vậy nên chủ nhà xe nên lựa chọn nhân viên cho phù hợp để tránh tình trạng khách dần bỏ đi vì thái độ lồi lõm của nhân viên.
Trên đây là toàn bộ thông tin về chi phí mở tuyến xe khách và các thông tin liên quan để mọi người có cái nhìn rõ hơn về loại hình kinh doanh này. Nếu đang có ý định mở tuyến xe khách thì mọi người nên tham khảo kĩ bởi những người có kinh nghiệm